Cử tri đánh giá cao ngành Giáo dục và đào tạo đã có nhiều cố gắng chuẩn bị các điều kiện dạy học theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018 đối với lớp 3, lớp 7, lớp 10 và đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ dạy và học.
Cuộc chiến thương mại giữa các nhà sách
Tuy nhiên, nhiều ý kiến cử tri cho rằng hiện nay thực hiện cải cách giáo dục gặp rất nhiều khó khăn, lúng túng như sách giáo khoa để cho học sinh lớp 10 chọn tổ hợp các môn, chương trình giáo dục theo sách giáo khoa mới chưa nhận được sự đồng thuận cao của người dạy, người học và phụ huynh. Lý do vì các môn học riêng biệt được tích hợp từ nhiều môn học thành môn Khoa học tự nhiên, môn Khoa học xã hội, môn Nghệ thuật mà trong đó, mỗi phân môn gồm một số chương thể hiện sự sắp xếp chương trình gò ép dẫn đến bố trí giáo viên giảng dạy môn học rất khó khăn và thiếu sự thống nhất giữa các trường.
Việc sử dụng nhiều bộ sách giáo khoa trong các trường phổ thông trong toàn quốc tạo nên “cuộc chiến thương mại giữa các nhà sách”.Sự khác biệt về nội dung, cấu trúc trong mỗi bộ sách khó khăn cho việc ra đề thi chung, học sinh chuyển trường phải mua lại sách giáo khoa, khó tiếp cận với kiến thức.
Nhân dân còn lo lắng về thông tin tăng học phí của các cấp học, các khoản phụ phí, các khoản đóng góp xã hội hóa đầu năm của hội phụ huynh trong các nhà trường, nhất là những người lao động, người làm công ăn lương gặp rất nhiều khó khăn.
Cử tri cho rằng việc đào tạo và dạy nghề cần quan tâm đào tạo nghề phù hợp với quá trình phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa, vì hiện nay khi sinh viên một số ngành ra trường cũng không xin được việc làm, phải đi làm công việc không đúng theo chuyên ngành được đào tạo, gây lãng phí rất lớn.
Từ đây, Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Lê Tiến Châu cho biết, cử tri đề nghị Chính phủ chỉ đạo Bộ GD-ĐT có giải pháp quyết liệt để giải quyết dứt điểm tình trạng thay sách giáo khoa gây tốn kém, lãng phí, khó khăn cho giáo viên và học sinh; quy định hướng dẫn việc sử dụng sách giáo khoa trong các trường phổ thông thống nhất trong toàn quốc.
Cử tri cũng đề nghị Bộ GD-ĐT phối hợp với Bộ Nội vụ để có giải pháp giải quyết tình trạng thừa, thiếu giáo viên cục bộ; chấm dứt tình trạng chạy trường, chạy lớp, chạy học bạ, “bệnh thành tích” làm giảm chất lượng giáo dục, việc lạm thu các khoản “tự nguyện” vẫn còn xảy ra vào đầu mỗi năm học. Đồng thời, Bộ GD-ĐT cần nghiên cứu đưa giá sách giáo khoa vào danh mục do nhà nước quản lý giá.
Cử tri cũng kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền tham mưu để Đảng và Nhà nước chỉ đạo sơ kết bước đầu Nghị quyết số 29-NQ/TW Hội nghị Trung ương lần thứ tám, khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo và Nghị quyết 88/2014/QH13 của Quốc hội khóa XIII về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông để phát huy ưu điểm, khắc phục hạn chế.
Nếu cần thiết có sự điều chỉnh để bảo đảm mục tiêu Ban Chấp hành trung ương Đảng đề ra, nhất là những vấn đề liên quan đến đổi mới chương trình, sách giáo khoa, xã hội hóa, tự chủ đại học cho phù hợp với yêu cầu thực tiễn.
Chỉ còn một ít ngày nữa, tuyển nữ Việt Nam sẽ bước vào giải đấu mang tính lịch sử với bóng đá nước nhà: lần đầu góp mặt ngày hội World Cup dành cho các cô gái, bên cạnh 31 đội bóng hàng đầu khác trên thế giới.
World Cup nữ 2023 diễn ra từ 20/7 đến 30/8 tại Australia và Newzeland. Đội bóng của HLV Mai Đức Chungnằm ở bảng E, thi đấu tại Newcastle, gặp toàn tên tuổi lớn: ra quân gặp ĐKVĐ Mỹ (22/7), sau đó đọ sức với Bồ Đào Nha (27/7) và đụng độ Hà Lan (1/8).
Khó, rất khó cho tuyển nữ Việt Nam, nhưng có hề gì khi các cô gái của chúng ta đến với tinh thần học hỏi, khám phá giới hạn bản thân và cháy hết mình vì màu cờ sắc áo tổ quốc.
Chỉ với việc các cô gái tuyển Việt Nam điền tên vào ngày hội bóng đá World Cup, cũng đủ chúng ta rất đỗi tự hào và hãnh diện về họ. Niềm tin và sự tự tin càng được thắp lên thêm qua trận giao hữu của các học trò HLV Mai Đức Chung trước Đức.
Tuy để thua Đức 1-2 nhưng tuyển nữ Việt Nam tạo được thế trận không hề kém trước đối thủ vượt trội về sức mạnh lẫn thể hình. Một Thanh Nhã của sức trẻ, còn non kinh nghiệm nhưng cho thấy bản lĩnh có thừa với cú sút đầy quyết đoán khiến Merle Frohms xuất sắc là vậy cũng phải bất lực.
Những gì các cô gái Việt Nam thể hiện chẳng phải một phút thăng hoa mà đó là kết quả của cả quá trình, của nỗ lực tập luyện và phấn đấu, như cách họ giành vé đến ngày hội theo cách không thể nể phục hơn.
Hẳn mọi người chưa quên, HLV Mai Đức Chung và học trò đã gặp thử thách lớn thế nào tại giải Asian Cup 2022, sân chơi đưa tuyển nữ Việt Nam đến với World Cup nữ 2023. Ảnh hưởng nặng nề của Covid-19 khiến có lúc tưởng tuyển nữ Việt Nam không đủ quân số để đá.
Nhưng những cô gái nhỏ nhắn Việt Nam, với sức mạnh phi thường dưới sự chỉ lối của ‘bố’ Chung, vị tướng già đã quá 70 tuổi, đã từng bước vượt khó, chiến đấu và tạo kỳ tích.
Họ là những nữ chiến binh mở đường, mở cánh cửa World Cup cho bóng đá Việt Nam, sân chơi mà tuyển nam Việt Nam vẫn đang mơ và gắng hướng đến trong bối cảnh FIFA tăng số đội từ 32 lên thành 48 ở ngày hội diễn ra vào 2026.
Dường như số phận định họ là những nữ chiến binh xung phong đi trước, khi tại giải bóng đá nữ Đông Nam Á, rồi SEA Games, chính các cô gái Việt Nam đều giành được chiến tích trước, rồi mới đến các chàng trai áo đỏ làm nên chuyện, cùng nhau tiến bước.
Giờ đây, tuyển nữ Việt Nam đang tất bật chuẩn bị cho World Cup 2023, hy vọng tuyển nam Việt Nam sẽ tiếp nối sau khi cũng cho thấy tiến bước dài – lần đầu trong lịch sử lọt đến vòng loại cuối cùng World Cup 2022 khu vực châu Á. Cùng nhau thắp niềm tin và nỗ lực, chúng ta sẽ làm được!
" alt=""/>Tuyển nữ Việt Nam đi World Cup: Những cô gái chiến binh mở đường